KINH TẾ 53B-HUA
Chúc mừng bạn đến với diễn đàn KTB53!
Hãy chia sẻ những gì bạn có để chứng tỏ mình
KINH TẾ 53B-HUA
Chúc mừng bạn đến với diễn đàn KTB53!
Hãy chia sẻ những gì bạn có để chứng tỏ mình
KINH TẾ 53B-HUA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KINH TẾ 53B-HUA


 
Trang ChínhTếtLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics

Latest topics
» D3dx9 41 Dll
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeWed Feb 19, 2014 5:18 am by garleon

» Vive La France Torrent Fr
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeTue Feb 18, 2014 10:42 am by garleon

» Drivereasy Indir Gezginler
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeSat Feb 15, 2014 10:36 am by garleon

» Tài liệu chiến lược và kế hoạch phát triển! http://www.mediafire.com/?kl7i857gho829v4
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeSun Dec 23, 2012 8:48 am by ngocson

» Nội dung tập huấn công tác coi thi tuyển sinh ĐH năm 2011
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeFri Jun 24, 2011 6:01 am by Admin

» V/V CẤP GIẤY KHEN CHO CÁC ĐOÀN VIÊN CÓ THÀNH TÍCH CÔNG TÁC TỐT
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeMon Jun 20, 2011 7:29 pm by Admin

» Bài tập tham khảo KTTN
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeThu Jun 16, 2011 6:57 pm by Admin

» Danh sách coi thi tuyển sinh Đại học năm 2011 của lớp KT53B
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeThu Jun 16, 2011 3:09 am by Admin

» Vì Hoàng SA, Trường SA thân yêu!
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeSat Jun 04, 2011 2:49 am by Admin

Top posters
Admin (46)
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_lcapTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_voting_barTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_rcap 
garleon (3)
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_lcapTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_voting_barTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_rcap 
vanvui2506 (1)
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_lcapTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_voting_barTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_rcap 
new (1)
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_lcapTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_voting_barTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_rcap 
chip_pig_90 (1)
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_lcapTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_voting_barTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_rcap 
byn_kun (1)
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_lcapTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_voting_barTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_rcap 
ngocson (1)
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_lcapTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_voting_barTổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 I_vote_rcap 
Nội dung tập huấn công tác coi thi tuyển sinh ĐH năm 2011
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeFri Jun 24, 2011 6:01 am by Admin
Đây là nội dung buổi tập huấn. Nếu ai đi coi thi thì xem lại nha

lol!

[You must be registered and logged in to see this link.]

Chúc mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ và có một mùa hè bổ ích



Comments: 0
V/V CẤP GIẤY KHEN CHO CÁC ĐOÀN VIÊN CÓ THÀNH TÍCH CÔNG TÁC TỐT
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeMon Jun 20, 2011 7:29 pm by Admin
Chào các Chi Đoàn K53, K54, K55 khoa KT&PTNT.
LCĐ xin gửi các Chi Đoàn thông báo về việc đề xuất cấp giấy khen cho các Đoàn viên có thành tích công tác tốt. Các Chi Đoàn lưu ý thực hiện thông báo đúng thời hạn quy định.
Chúc các Chi Đoàn hoàn thành kỳ thi thành công và có một mùa hè sôi nổi, ý nghĩa.

[url=https://docs.google.com/leaf?id=1XrJCGDOk-gm4N4j7AGuGN2Zt3hbJxGNyQbSmpjK1yMtxLaB_mykG2eneQt1x&hl=vi]Xem thông …

[ Full reading ]
Comments: 0
Danh sách coi thi tuyển sinh Đại học năm 2011 của lớp KT53B
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeThu Jun 16, 2011 3:09 am by Admin
Đây là d/s mình lấy trên mail của lớp do đ/c Trọng post qua mail. Mình đưa lên 4rum cho an toàn. lol! lol! lol!

[You must be registered and logged in to see this link.]

Comments: 0
Vì Hoàng SA, Trường SA thân yêu!
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeSat Jun 04, 2011 2:49 am by Admin
Chào mọi người!
Thời gian gần đây chúng ta đã rất bức xúc về việc Trung Quốc gây hấn trên lãnh hải của nước ta. Là những công dân Việt, chúng ta hãy góp sức chống lại hành động ngang ngược đó. Hãy click vào link sau để đổi tên biển "Nam Trung Hoa" thành "Biển Đông". Đó là hành động nhỏ …

[ Full reading ]
Comments: 0
LỜI CHÚC NĂM MỚI!!
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeTue Jan 18, 2011 6:01 pm by Admin

Nhân dịp năm cũ sắp qua năm mới lại đến. Ban quản trị diễn đàn lớp xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới Tập thể lớp KT53B - Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Chúc lớp ta năm mới đạt nhiều thắng lợi mới. Chúc gia đình và các bạn luôn mạnh khỏe - hạnh phúc - đạt được thành công trong công việc; …

[ Full reading ]
Comments: 0
Tuyển cộng tác viên!
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeFri Jan 14, 2011 7:43 pm by Admin
Để đáp ứng cho sự phát triển của diễn đàn. Các bạn trong lớp mình hãy cùng nhau tham gia xây dựng diễn đàn lớp. Ban quản trị diễn đàn mong muốn có sự hợp tác của các bạn. Các bạn hãy nhiệt tình apply.


Comments: 0
Music theo yêu cầu!
Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeMon Dec 13, 2010 5:10 pm by Admin
Các bạn tham gia diễn đàn có thể yêu cầu phát những ca khúc mình yêu thích. Ban quản trị sẽ cho phát những ca khúc theo chủ đề và những ca khúc hay trong tuần trên 4 rum lớp. ok

Comments: 0
INFO
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

Share | 
 

 Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 46
Join date : 15/09/2010
Age : 34
Đến từ : HUA

Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010   Tổng quan kinh tế  Việt Nam năm 2010 Icon_minitimeSat Jan 15, 2011 5:49 pm


Năm 2010 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2006-2010) và chiến lược 10 năm (2001-2010). Kết quả phát triển kinh tế của năm 2010 sẽ tạo ra các tiền đề vật chất, đặt nền tảng cho việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020). Nhận thức đầy đủ bối cảnh đó, ngay từ đầu năm, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, cấp, địa phương thực hiện nhiều giải pháp, huy động các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội, vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Kinh tế nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Ở ngoài nước, kinh tế thế giới hồi phục chậm sau khủng hoảng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến nước ta. Ở trong nước, thiên tai và dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Nghiêm trọng nhất là hạn hán nặng đầu năm, nắng nóng gay gắt mùa hè và lũ lụt lịch sử ở miền Trung trong tháng 9, 10 và 11, gây thiệt hại nặng nề (về vật chất trên 13.544 tỉ đồng) đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực. Tuy nhiên kinh tế cả nước năm qua phát triển tương đối ổn định, tăng trưởng khá, theo xu hướng tích cực, song hạn chế, bất cập vẫn còn nhiều. Dưới đây là những nét tổng quan:

1- Những khởi sắc đáng ghi nhận

Kinh tế tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tăng 6,78% so với năm 2009, với xu hướng quý sau cao hơn quý trước: quý I tăng 5,83%; quý II tăng 6,4% quý III tăng 7,16% và quý IV tăng 7,23%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 5,32% của năm 2009 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm (6,5%).

Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%, khu vực dịch vụ tăng 7,52%.

Nông nghiệp được mùa.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,6% so với năm trước, trong đó, nông nghiệp tăng 4,4%; lâm nghiệp, tăng 4,1% và thuỷ sản tăng 5,3%.

Sản lượng lương thực có hạt đạt 44,4 triệu tấn, tăng 107 nghìn tấn (2,5%) so với năm 2009, bình quân đầu người đạt 513,7 kg, tăng 10 kg so với năm 2009 và là mức cao nhất từ trước đến nay.

Sản xuất lúa tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích lúa cả năm 2010 đạt 7518,5 nghìn ha, tăng 81,6 nghìn ha so với năm 2009; năng suất đạt 53 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng đạt 39,9 triệu tấn, tăng 901 nghìn tấn. Nhờ vậy, sản lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt trên 6,3 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay.

Sản xuất ngô phát triển toàn diện. Diện tích gieo trồng tăng 1,4% so với năm 2009, năng suất đạt 41 tạ/ha, tăng 2% và sản lượng đạt 4,48 triệu tấn, tăng 5 nghìn tấn (1,2%). Sản xuất rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả đều tăng trưởng cao hơn năm 2009. Chăn nuôi trâu, bò và gia cầm tương đối ổn định do không bị ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh. Tính đến ngày 1-10, đàn trâu cả nước có 2,9 triệu con, tăng 2,0%; đàn bò 5,9 triệu con; đàn gia cầm 301 triệu con tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tăng 4% và sản lượng thịt gia cầm tăng trên 12%.

Sản xuất lâm nghiệp tuy gặp khó khăn do khô hạn đầu năm làm ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước nên vẫn phát triển, tăng trưởng khá. Diện tích rừng trồng tập trung đạt 240 nghìn ha, tăng 3,8% so với năm trước; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh tăng 4,9%; diện tích rừng được chăm sóc tăng 5,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4 triệu m3, tăng 6,1%.

Sản xuất thủy sản vẫn tăng trưởng khá, cả năm đạt 4,98 triệu tấn, tăng 4,8% so với 2009, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2.671 nghìn tấn, tăng 4% .

Nét mới của năm 2010 là các địa phương tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng đa canh, đa con kết hợp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm môi trường sinh thái bền vững.

Khai thác thủy sản đạt kết quả khả quan với sản lượng đạt 2.310 nghìn tấn, tăng 4,7% so với năm trước, trong đó khai thác biển tăng 4,9%.

Sản xuất công nghiệp hồi phục khá nhanh.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14 % so với năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế nhà nước tăng 7,4%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,5 %. Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng công nghiệp chế biến và chế tạo tăng lên, tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm so với các năm trước (theo giá trị sản xuất).

Trong giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2010 chiếm tỷ trọng lớn nhất (89,4%), đạt tốc độ tăng 14,7% so với năm 2009, cao hơn nhiều so với năm trước. Đây là ngành có tốc độ hồi phục nhanh nhất trong năm 2010 sau giai đoạn khủng hoảng. Nhiều sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung của toàn ngành là: Khí hóa lỏng tăng 121,2%; sữa bột tăng 26,8%; giày thể thao tăng 19,5%; kính thủy tinh tăng 22,8%; bia tăng 21,6%; xe tải tăng 21,1%; sơn hóa học tăng 20,5%; quần áo người lớn tăng 20,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 19,9%; xi măng tăng 16,8%; xe máy tăng 16,4%.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không chỉ đạt mức tăng khá về sản xuất mà mức tiêu thụ cũng tăng ở mức cao. Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,7% so với năm 2009, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ cao là: Đồ uống không cồn tăng 39,3%; gạch, ngói và gốm, sứ không chịu lửa tăng 34,2%; các sản phẩm bơ, sữa tăng 34,1%; các sản phẩm khác bằng kim loại tăng 28,4%; bia tăng 20,1%; xi măng tăng 19%; sản xuất các sản phẩm khác bằng plastic tăng 15,8%; sản xuất giày, dép tăng 14,5%.

Ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước mặc dù chỉ chiếm 5,9% tổng giá trị nhưng có tốc độ tăng cao so với năm 2009, đạt 15,3%.
Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2010 ước tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Khu vực nhà nước chiếm 37,6% tổng vốn, tăng 30,2%; khu vực ngoài nhà nước chiếm 36,8%, tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 25,6%, tăng 10,7%. Vốn FDI thực hiện ước đạt 10,5 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009.

Trong năm 2010, tổng trị giá vốn ODA được ký thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.209 triệu USD, bao gồm vốn vay đạt 2.108 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 101 triệu USD. Giải ngân vốn ODA ước tính đạt 1.920 triệu USD, tăng 11% so với năm 2009.

Hoạt động thương mại khá sôi động.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 tăng 25,5% so với năm 2009, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,7%.

Xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5%, gấp hơn 4 lần so với kế hoạch (6%). Xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 22,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) tăng 27,8% so với năm 2009.

Trong năm 2010, có 18 mặt hàng chủ yếu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD và tăng trưởng khá là hàng dệt may tăng 23,2%; giày dép tăng 24,9%; thủy sản tăng 16,5%; gạo tăng 20,6%; điện tử, máy tính tăng 28,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 31,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 48%; cao su tăng 95,6%.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu có sự thay đổi ở một số nhóm hàng. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu, thủ công nghiệp tăng từ 40,6% (năm 2009) lên 43% (năm 2010); nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 16,7% xuống 15,8%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,3% xuống 6,7%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 6,4% xuống 5,4%; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản không biến động nhiều, từ 29% lên 29,1%.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch trong năm 2010 tăng 25,7%; EU tăng 17,5%; ASEAN tăng 19,7%; Nhật Bản tăng 24,4%; Trung Quốc tăng 46,8%; Hàn Quốc tăng 31,5%.

Nhập khẩu tăng cao. Kim ngạch nhập khẩu đạt 84 tỉ USD tăng 20,1% so với năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,9%. Một số mặt hàng nhập khẩu tăng so với năm trước, trong đó những mặt hàng chủ yếu phục vụ cho sản xuất vẫn giữ mức tăng cao như: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 6,5%; sắt thép tăng 15%; vải tăng 27,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 30,7%; chất dẻo tăng 33,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 32,2%; gỗ và nguyên liệu gỗ tăng 26,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 36,4%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 22,4%; sản phẩm hoá chất tăng 30,2%; sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 36,6%; cao su tăng 56,8%; sữa và sản phẩm từ sữa tăng 38,8%; kim loại thường khác tăng 57,7%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng 33,1%; lúa mỳ tăng 70,4%.

Cơ cấu các nhóm hàng hóa nhập khẩu có sự thay đổi so với năm 2009. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng giảm từ 9,3% xuống 8,4%; nhóm tư liệu sản xuất tăng từ 90,5% lên 91,1%, trong đó máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và dụng cụ, phụ tùng giảm từ 30% xuống 29,5%, nguyên, nhiên vật liệu tăng từ 60,5% lên 61,5%; nhóm vàng và các sản phẩm vàng tăng từ 0,2% lên 0,6%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của năm 2010 là Trung Quốc với trị giá tăng 29%; ASEAN tăng 27,7%; Hàn Quốc tăng 40,3%; Nhật Bản tăng 23,2%; EU tăng 17,3%; Đài Loan tăng 10,4%.

Du lịch khởi sắc.

Khách quốc tế đến nước ta năm 2010 đạt 5 triệu lượt người, tăng 37,3% so với năm 2009, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 43,3%; đến vì công việc tăng 39,8%; thăm thân nhân tăng 2%. Trong năm nay, hầu hết khách từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đến Việt Nam đều có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước: Khách đến từ Trung Quốc tăng 89,2%; từ Hàn Quốc tăng 29,4%; từ Hoa Kỳ tăng 2,4%; từ Nhật Bản tăng 18,7%; từ Đài Loan tăng 20,7%; từ Ốt-xtrây-li-a tăng 27,9%; từ Cam-pu-chia tăng 92,2%; từ Thái Lan tăng 39,5%; từ Pháp tăng 12%; từ Ma-lai-xi-a tăng 23,1%.

Tình hình tài chính lành mạnh.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt kết quả khá cao, vượt dự toán 58.00 tỉ đồng (12,7%), tăng 16,7% so với năm 2009. Các khoản thu chủ yếu đều đạt và vượt dự toán, trong đó các khoản thu nội địa, thu từ dầu thô, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đều tăng khá.

Tổng chi ngân sách nhà nước cả năm ước đạt dự toán năm. Các khoản chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, chi trả nợ và viện trợ đều đạt kế hoạch. Bội chi ngân sách nhà nước cả năm bằng 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 6,2%, mặc dù chi đột xuất hỗ trợ các vùng thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, nhất là các tỉnh bị lũ lụt lịch sử miền Trung tăng cao.

2- Những hạn chế và bất cập

Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc, chưa đều, hiệu quả đầu tư thấp và tính ổn định không cao. Chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ còn kém sức cạnh tranh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Những hạn chế chủ yếu là:

Hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp. Năm 2010, vốn đầu tư xã hội khá cao, đầu tư chiếm tới 42% GDP. Hệ số ICOR đạt trên 8,4 vẫn cao hơn năm 2009 và các năm trước (năm 2007 là 5,2; năm 2008 là 6,66, năm 2009 là Cool. Nguyên nhân chủ yếu là có nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ, nhất là các dự án về điện, giao thông, đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, nhất là những dự án thuộc tập đoàn Vinashin .
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và không đạt mục tiêu đề ra cho năm 2010. Tỷ trọng 3 khu vực trong GDP như sau: nông nghiệp (theo nghĩa rộng) 21%; công nghiệp, xây dựng 40,9% và dịch vụ 38,1%, thấp xa so với mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010) do Đại hội IX đề ra (nông nghiệp 16%-17%, công nghiệp 40%-41% và dịch vụ 42%-43% GDP). Cơ cấu kinh tế cũng chưa có chuyển biến so với năm 2009 (tỷ lệ tương ứng trong GDP năm 2009 là: 20,91%; 40,24% và 38,85%).

Giá cả tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm 2010 tăng 11,75% so với năm 2009, không đạt kế hoạch đề ra (7%) và cao hơn năm 2009 (6,52%). Các nhóm hàng CPI tăng cao nhất là lương thực 17,96%, thực phẩm 16,69%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 15,74%, giáo dục tăng 19,38%, ăn uống ngoài gia đình tăng 12,45%... Với tốc độ tăng giá này Việt Nam là nước có tốc độ tăng giá cao nhất so với các nước trong khu vực (Trung Quốc tăng 4,8%, Ma-lai-xi-a tăng 4%, In-đô-nê-xi-a dưới 5%, Phi-lip-pin tăng 5,1%, Thái Lan 4%).

Giá vàng tăng 30%, giá USD tăng 9,68%, là những mức tăng cao nhất trong các năm gần đây.

Có nhiều nguyên nhân tác động đến chỉ số giá tiêu dùng. Về chủ quan, sự chỉ đạo của các ngành chức năng trong quản lý điều hành nền kinh tế, thị trường, giá cả... còn nhiều bất cập. Đây cũng là kết quả của sự không thật kiên định trong điều hành vĩ mô của các ngành. Chẳng hạn, kết thúc 6 tháng đầu năm với tình hình kinh tế vừa mới có dấu hiệu “sáng sủa” đã vội quay sang nới lỏng tiền tệ. Việc CPI của 4 tháng cuối năm liên tiếp lập kỷ lục tăng cao nhất so với các tháng cùng kỳ của 10 năm lại đây là bài học thực tiễn cần rút kinh nghiệm trong quản lý thị trường.

Về khách quan, biến động tăng mạnh của giá thế giới, việc thực hiện lộ trình chuyển sang cơ chế giá thị trường một số mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý, thiên tai, nhất là lũ lụt lớn ở miền Trung... đã làm tăng thêm căng thẳng trong quan hệ cung- cầu và tạo áp lực tăng giá.

Thị trường tiền tệ mất cân đối cung - cầu cục bộ.

Tình hình tỷ giá năm 2010 là vấn đề nóng hổi. Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do cách xa mức trần là 19.500 VND/1USD do Ngân hàng Nhà nước công bố và tăng liên tiếp trong những tháng cuối năm. Người dân đổ xô đi mua USD để tích trữ, còn doanh nghiệp không mua được ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ giá tăng vọt ảnh hưởng tới giá vàng, giá hàng nhập khẩu tăng lên. Thị trường đang bị mất cân đối cung cầu ngoại tệ cục bộ, nguyên nhân là do sự méo mó trong chính sách tiền tệ, lãi suất. Chỉ số chứng khoán Việt Nam năm 2010 cũng đã giảm hơn 60% từ mức kỷ lục hơn 1.170 điểm hồi tháng 3-2007.

Mức lạm phát cao đã góp phần giữ giá chứng khoán ở mức thấp thứ nhì tại châu Á, chỉ hơn thị trường chứng khoán Ka-ra-chi ở Pa-ki-xtan.

Nhập siêu vẫn cao. Năm 2010 tỷ lệ nhập siêu 17,32%, tuy nhiên, về số tuyệt đối cả năm vẫn lên tới 12,4 tỉ USD, là mức khá cao so với năm 2009 (12,8 tỉ USD). Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước: Dầu thô giảm 20,2% (lượng giảm 44,3%); cà phê giảm 1,6%; sắn và sản phẩm của sắn giảm 3,1% (lượng giảm 49%). Nhập khẩu tăng cao, trong đó có yếu tố nhập khẩu vàng. Theo số liệu của hải quan và Ngân hàng Nhà nước, từ năm 1998 đến tháng 9-2010 Việt Nam nhập khẩu 339,8 tấn vàng, xuất khẩu 268,8 tấn. Như vậy, trong 12 năm qua, Việt Nam đã nhập siêu 71 tấn vàng, riêng năm 2010 đã nhập số lượng lớn để hạ nhiệt giá vàng trong nước.

Nợ công tăng. Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XII, nợ công năm 2010 lên tới 52,6% GDP, nợ nước ngoài chiếm 38,8% GDP. Như vậy, nợ công năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009 (47,5%GDP) giai đoạn phải tăng chi công để kích thích kinh tế vượt khủng hoảng. Nguyên nhân trước nhất dẫn đến sự tăng cao của nợ công trong năm nay là việc tiếp tục áp dụng các biện pháp kích cầu, tăng trưởng còn chủ yếu dựa vào đầu tư, trong khi đó nhiều dự án đầu tư không hiệu quả, chậm tiến độ. Điều này dẫn đến tỷ lệ bội chi ngân sách cao và Chính phủ phải vay nợ để bù đắp. Sự lo ngại về nợ công thậm chí còn lớn hơn khi con số dự báo cho năm 2011 sẽ vượt trên 57%.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt thấp. Cả năm ước đạt 15 tỉ USD, bằng 65,2% của năm 2009 (23,1 tỉ USD). Nguyên nhân là kinh tế nhiều nước lớn hồi phục chậm sau khủng hoảng kinh tế đã hạn chế nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài.

3- Đánh giá tổng quát

Những kết quả và thành tựu đạt được trong năm 2010 là to lớn và cơ bản. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đề ra đều đạt và vượt kế hoạch đầu năm và tăng khá so với năm 2009. Những khởi sắc đó đã đóng góp tích cực vào kết quả thực hiện chiến lược 10 năm 2001-2010 với mức tăng trưởng GDP tăng bình quân 7%/năm và GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1160 USD. Thực tế đó đã được thế giới công nhận, đánh giá cao và chứng minh tính đúng đắn của đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và sự điều hành nhạy bén của Chính phủ trong năm 2010.

Bên cạnh kết quả và khởi sắc, nền kinh tế năm qua vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Cùng với các nguyên nhân khách quan, nhất là sự hồi phục chậm của kinh tế thế giới, thiên tai lũ lụt lớn, vẫn còn có các yếu tố chủ quan trong quản lý, điều hành của các ngành, các cấp chưa đồng bộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế vừa phục hồi sau khủng hoảng, điểm xuất phát thấp, những hạn chế, bất cập đó là khó tránh khỏi, có tính tạm thời, không cơ bản và không ảnh hưởng lớn đến những kết quả và khởi sắc của nền kinh tế cả nước.

Sự hồi phục của nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn ổn định sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam - một nền kinh tế mở có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á. Ở trong nước, nguồn lực năm 2010 tạo ra về vốn, kết cấu hạ tầng, nhân lực và kinh nghiệm tích luỹ của 25 năm đổi mới là những yếu tố thuận lợi, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế năm 2011. Cùng với nguồn lực vật chất, động lực tinh thần do Nghị quyết Đại Hội XI của Đảng sẽ được cụ thể hoá bằng nhiều chủ trương, chính sách mới hợp lòng dân và xu thế của thời đại, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, chắc chắn sẽ tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2011 sẽ phát triển toàn diện theo hướng bền vững, tăng trưởng cao hơn, hiệu quả hơn năm 2010. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Quốc hội Khoá XII thông qua chắc chắn sẽ trở thành hiện thực./.


Nguồn: Theo TCBTGTW - ĐT
Về Đầu Trang Go down
https://kinhte53b.forumvi.net
 

Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KINH TẾ 53B-HUA :: Cuộc sống muôn màu :: Kinh tế-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất